HỘI NGHỊ THƯỜNG NIÊN HỘI IN TP. HỒ CHÍ MINH VỚI TỌA ĐÀM “TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI MỸ-TRUNG VÀ NHỮNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN NGÀNH IN VIỆT NAM”

Thứ năm - 05/09/2019 08:47
Chiều ngày 31 tháng 5 năm 2019, Hội in TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức Hội nghị Thường niên với Tọa đàm về chủ đề: “Tranh chấp Thương mại Mỹ-Trung và những ảnh hưởng đến ngành in Việt Nam”. Ban Chấp hành Hội cùng 126 đại biểu đến từ các nhà in Hội viên đã tham dự. Ông Ngô Anh Tuấn, Phó Chủ tịch Hiệp hội In Việt Nam, Chủ tịch Hội in TP. Hồ Chí Minh chủ trì Hội nghị. TS. Đoàn Đình Hoàng, đã từng là Giám đốc điều hành cafe Trung Nguyên và là một doanh nhân thành đạt với nhiều thương hiệu chuỗi cửa hàng nổi tiếng tại TP. Hồ Chí Minh trình bày báo cáo. Những vấn đề tổng quát đã được trình bày tại Hội thảo:
HỘI NGHỊ THƯỜNG NIÊN HỘI IN TP. HỒ CHÍ MINH VỚI TỌA ĐÀM “TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI MỸ-TRUNG VÀ NHỮNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN NGÀNH IN VIỆT NAM”
  • Nguyên nhân dẫn đến xung đột và tranh chấp thương mại Mỹ-Trung.
  • Cục diện, tương quan giữa các bên và các kịch bản có thể xảy ra.
  • Các lĩnh vực có thể bị tác động tại Việt Nam
  • Một số gợi ý cho các doanh nghiệp.

Ông Hoàng nhấn mạnh rằng các doanh nghiệp cần phải chuẩn bị cho một cuộc chiến giằng co lâu dài vì Mỹ sẽ tấn công Trung Quốc trên tất cả các mặt chứ không riêng gì thuế quan hay công nghệ, Việt Nam là nước được hưởng lợi nhiều nhất từ cuộc chiến này vì:

  • Sự chuyển dịch cơ cấu và chuỗi giá trị (chuỗi cung ứng) toàn cầu.
  • Sự chuyển dịch nơi trung chuyển từ Mỹ sang Trung Quốc và ngược lại.

Vấn đề lớn nhất là khả năng hấp thu của Việt Nam và trong một cuộc chiến giằng co lâu dài thì kinh tế toàn cầu có khả năng bị ảnh hưởng và đi xuống, trong đó có nước ta. Cuối cùng, khi các nhà máy ồ ạt từ Trung Quốc chuyển sang Việt Nam thì các doanh nghiệp Việt Nam có thể bị ảnh hưởng do chảy máu chất xám, đối đầu trực tiếp với các đối thủ hùng mạnh.

Tiếp theo chương trình, Bà Nguyễn Thị Thu – Tổng Giám đốc công ty Toàn Lực- đã trình bày diễn biến tình hình thị trường giấy in và các nhà cung cấp giấy với các vấn đề:

  • Giá giấy tại Việt Nam thường thấp nhất so với các nước trong khu vực.
  • Giá giấy bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố: giá bột giấy, Tình trạng của các nhà máy giấy, thuế quan, chiến tranh thương mại... vì tình trạng đặc thù mà đôi khi các nhà cung cấp bán giấy với giá thấp hơn giá bột giấy.
  • Giá giấy có một độ trễ nhất định do phản ứng của nhà sản xuất giấy với thị trường.

Bà Thu cho rằng với tình trạng tồn kho giấy và bột giấy của các nhà sản xuất đến hết tháng 7/2019 thì giá giấy sẽ giảm trong thời gian tới, tuy nhiên các nhà in nên thận trọng và tồn khi giấy ở mức vừa phải.

Trong phần tham luận của mình, Ông Ngô Anh Tuấn đã trình bày các điểm chính như sau:

  • Ngành in Mỹ và mối tương quan của ngành in Mỹ với thế giới và Mỹ - Trung Quốc.

Các số liệu thống kê cho thấy mỗi năm Mỹ xuất khẩu 6,1 tỷ USD và nhập khẩu 5,6 tỷ USD. Những lĩnh vực in có lợi nhuận thấp và sử dụng nhiều lao động đều được Mỹ nhập khẩu. Trong 15 nước mà Mỹ nhập khẩu hàng in thì Trung Quốc chiếm tỉ trọng 47%. Theo phân tích của ông Tuấn khoảng 1,7 tỷ USD hàng in sẽ chạy sang Việt Nam.

  • Các nhà in Trung Quốc đã sang Việt Nam từ trước khi cuộc chiến thương mại xảy ra. Họ ra đi để tìm kiếm chính sách ưu đãi về thuế và nhân công giá rẻ của Việt Nam. Đi theo khách hàng của mình đến Việt Nam và ra đi để tìm các biện pháp đề phòng cho cuộc chiến thương mại. Phần lớn các nhà in Trung Quốc sẽ mở công ty tại các tỉnh phía Bắc và chủ yếu là gần cảng Hải Phòng. Ở phía Nam là các khu công nghiệp Tây Ninh, Bình Dương.
  • Bài thuyết trình cũng chỉ ra các thách thức và thời cơ của các nhà in Trung Quốc cũng như thách thức và cơ hội của các nhà in Việt Nam.
  • Cuối cùng Ông Tuấn đã phân tích và gợi ý các hành động của ngành in như sau:

* Tăng cường quảng bá hình ảnh và thương hiệu của Hội viên ra thị trường thế giới.

* Tìm hiểu “luật chơi” kỹ lưỡng. Từng bước đưa các thiết lập chuẩn mực vào sản xuất, phát triển và nghiên cứu sản phẩm.

* Chuẩn hoá qui trình sản xuất, phấn đấu được đánh giá công nhận đạt chuẩn của các tổ chức chứng nhận quốc tế có uy tín.

* Đề phòng trở thành sân sau của các nhà sản xuất In Trung Quốc để họ có chứng nhận “Made in Vietnam”.

* Làm tốt công tác thông tin để tránh cạnh tranh không lành mạnh và phá giá.

* Theo yêu cầu của Hội viên, Hội in sẽ mời các chuyên gia đến để giảng dạy và trao đổi thường xuyên.

Buổi toạ đàm diễn ra trong bầu không khí nghiêm túc, sôi nổi và hiệu quả.

Tin và ảnh: Hồng Nhân

Ông Ngô Anh Tuấn tham luận tại Tọa đàm

Ông Đoàn Đình Hoàng trình bày báo cáo 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây